Xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng nai là một xã vùng xa cách trung tâm huyện hơn 40 km, với dân số hơn 11.000 nhân khẩu, vị trí địa lý một bên tiếp giáp rừng đệm Mã Đà phần còn lại tiếp giáp lòng hồ thủy điện Trị An với diện tích mặt nước hơn 32.000 hecta. Người dân sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, trồng trọt và bắt cá ở lòng hồ.
Năm 2007 khi vừa ra trường về công tác tại trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ thầy Nguyễn Văn Hoàng đã ôm mọng xây dựng quê hương, anh tìm hiểu chăn nuôi heo rừng, baba, cá sấu,…Với ưu điểm dễ nuôi, giá trị cao, thức ăn là cá phù hợp với tập quán canh tác của người dân, anh Hoàng đã quyết tâm đẩy mạnh mô hình chăn nuôi cá sấu, hướng dẫn kỹ thuật để người dân cùng thực hiện. Sau hơn 3 năm đã có hơn 40 hộ chăn nuôi cá sấu tại địa phương, tạo ra thị trường lao động và cho thu nhập đáng kể cho người dân.
Năm 2018 do tình hình dịch bệnh thương lái Trung Quốc dừng thu mua cá sấu nhiều bà con rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Trước tình hình đó nhận thấy giá trị sản phẩm từ da cá sấu cần được khai thác tối đa, anh Hoàng tận dụng các mối quan hệ tìm hiểu cách thuộc da, làm sản phẩm: túi du lịch, túi xách nữ, bóp, ví, giày, dép, dây nịt,…từ da cá sấu. Năm 2019 anh thành lập cơ sở chế tác các sản phẩm từ da cá sấu nhằm thu mua cá sấu thịt cho người dân trong vùng và cung cấp nhanh nhất, rẻ nhất các sản phẩm từ da cá sấu thật cho thị trường Việt Nam.
Với cách làm sáng tạo mô hình vừa chăn nuôi, cho tham quan và chế tác sản phẩm đã mở ra hướng mới giúp phát triển ngành du lịch địa phương và quảng bá sản phẩm da cá sấu đến nhiều người hơn cả khách du lịch trong và ngoài nước. Hướng đi đúng đó đã làm tăng giá trị sản phẩm của mặt hàng cao cấp này đồng thời hạ giá thành sản xuất xuống nhiều lần giúp tiếp cận được với thị trường trong nước, đồng thời mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu quốc tế.